Chỉ còn ít tháng nữa là đến thời hạn lắp đặt camera giám sát trên xe theo quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Để lựa chọn được thiết bị camera đáp ứng quy định của Nhà nước, các chủ phương tiện cần quan tâm đến 6 điều sau.
Cụ thể, theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ (được Bộ GTVT hướng dẫn cụ thể bằng thông tư 12/2020/TT-BGTVT và thông tư 02/2021/TT-BGTVT ), trước ngày 1/7/2021, các xe kinh doanh vận tải hành khách 9 chỗ trở lên, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp thiết bị camera giám sát trên xe ô tô. Thời hạn bắt buộc lắp camera giám sát trên xe đang đến gần, nhiều chủ phương tiện đã bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp để lắp đặt sản phẩm này.
Tuy nhiên, các chủ phương tiện khá lúng túng khi không biết lựa chọn loại camera giám sát ô tô tốt, phù hợp Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Nghị định 10), giá cả hợp lý… Sau đây là 6 điều bạn nên biết để lựa chọn được thiết bị camera phù hợp:
1. Tỉnh táo không chọn camera dân dụng, phải chọn camera chuyên dụng
Camera theo Nghị định 10 (Camera NĐ10) tích hợp nhiều công nghệ, hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, có khả năng quan sát rộng; liên tục ghi và lưu trữ dữ liệu video, dữ liệu lái xe và vị trí GPS; sử dụng bộ nhớ công nghiệp SSD hoạt động bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt trên xe, có khả năng ghi-xóa tới hàng vạn lần. Thiết bị có tính năng truyền phát 4G/5G, nên bắt buộc phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận hợp quy QCVN 117:2018/BTTTT hoặc tương đương. Thiết bị còn phải có tính năng truyền các dữ liệu về trung tâm ảnh của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định.
Camera phải làm việc tốt trong môi trường rung lắc, khắc nghiệt trên xe
Trong khi camera dân dụng bán đầy rẫy trên thị trường như camera hành trình, camera IP gia đình, đầu ghi video di động thông thường,… với mức giá dưới 5 triệu. Thiết bị này hoạt động đơn giản, không có chứng nhận hợp quy 4G/5G, không có đầy đủ các tính năng kể trên, không hoạt động được trong môi trường khắc nghiệt trên xe, sử dụng bộ nhớ là ổ cứng HDD hoặc thẻ nhớ nên dễ hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng, gây mất dữ liệu, phiền hà và tốn kém bảo hành về sau,…
2. Chọn thiết bị camera tích hợp giám sát hành trình 4G
Hiện nay hầu hết các phương tiện kinh doanh vận tải đều đã lắp thiết bị giám sát hành trình nên nhiều chủ phương tiện thường tính đến phương án lắp riêng camera để hạn chế chi phí lắp mới. Tuy nhiên thực tế là các thiết bị giám sát hành trình trước đây sử dụng công nghệ 2G đã khá lạc hậu, chủ phương tiện sẽ phải thay mới toàn bộ thiết bị khi các nhà mạng dự kiến đồng loạt tắt sóng 2G vào đầu năm 2022. Khi đó, chủ phương tiện lại phải mất hàng triệu đồng để thay thế thiết bị mới.
Nên lựa chọn camera giám sát trên xe có tích hợp giám sát hành trình 4G
Để tránh được những rủi ro không đáng có trong tương lai, bạn nên cân nhắc sử dụng camera tích hợp chức năng giám sát hành trình (phù hợp quy chuẩn QCVN31:2014/BGTVT) công nghệ 4G ngay từ hôm nay. Việc sử dụng thiết bị tích hợp còn giúp bạn tiết kiệm hàng loạt chi phí, như: Chi phí duy trì dịch vụ SIMCard, tiết kiệm dịch vụ máy chủ với một phần mềm quản lý tích hợp toàn diện, tiết kiệm nguồn ắc quy và giảm chi phí bảo hành về sau.
3. Sử dụng camera và dịch vụ SIMCard của một nhà cung cấp
Nhiều nhà cung cấp đã đẩy việc duy trì SIMCard cho khách hàng khiến cho chủ phương tiện phải gánh chịu thêm hàng trăm ngàn đồng mỗi tháng, hàng triệu đồng mỗi năm. Không chỉ vậy, mà không ít chủ phương tiện khi sử dụng song song thiết bị và dịch vụ SIMCard của nhiều nhà cung cấp đã gặp phải tình huống “đổ lỗi lẫn nhau” của các bên khi thiết bị gặp vấn đề, nhất là khi hệ thống bị gián đoạn.
Vì thế, bạn nên sử dụng luôn dịch vụ SIMCard của nhà cung cấp thiết bị camera ô tô. Điều này vừa giúp bạn giảm tổng mức chi phí duy trì (camera và thiết bị giám sát hành trình dùng chung một SIMCard), vừa tránh tình trạng rũ bỏ trách nhiệm của nhà cung cấp, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa cho bạn.
4. Chọn nhà cung cấp camera có uy tín, dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp
Sau khi cân nhắc một loạt các yếu tố về phần cứng, bạn nên cân nhắc cả yếu tố về dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp. Nhà cung cấp có uy tín, chủ động trong việc cung cấp thiết bị và dịch vụ, có đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ nhanh chóng trên toàn quốc và chính sách bảo hành tốt sẽ là lựa chọn hàng đầu cho bạn.
5. Hoàn 100% tiền nếu không truyền được dữ liệu lên trung tâm ảnh
Hoàn 100% tiền, nếu ngay khi trung tâm ảnh đi vào hoạt động, nhưng thiết bị không được nhà nước chứng nhận: “Truyền dữ liệu thành công tới trung tâm ảnh của Tổng cục Đường bộ Việt Nam”. Bạn cần đưa điều khoản này vào hợp đồng, để đảm bảo chọn được nhà cung cấp có tính cam kết cao, có đủ năng lực, tránh rủi ro dẫn tới tiền mất tật mang.
6. Nên gấp rút lựa chọn và lắp đặt
Để có thể lựa chọn được camera chất lượng, giá cả hợp lý bạn nên chủ động lắp đặt sớm ngay từ bây giờ, vừa để tránh giá thiết bị tăng vọt khi thời hạn lắp đặt cận kề cầu vượt quá cung, vừa giúp bạn kịp thời khắc phục trong trường hợp xảy ra sự cố mà không thể đoán trước.
Trên đây là 6 điều chủ phương tiện cần biết khi lắp đặt camera giám sát trên xe theo quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP, thông tư 12/2020/TT-BGTVT, thông tư 02/2021/TT-BGTVT.
Điều 1 thông tư 02/2021/TT-BGTVT của Bộ GTVT (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT) quy định: Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);
b) Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn .JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640×480 pixel. Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;
c) Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.
Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình bảo đảm quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe. Đơn vị kinh doanh vận tải niêm yết hướng dẫn việc trích xuất dữ liệu từ camera ở vị trí dễ quan sát để người lái xe theo dõi, các thông tin niêm yết gồm:
a) Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe;
b) Trạng thái hoạt động, truyền dữ liệu của thiết bị thông qua tín hiệu hoặc báo hiệu;
c) Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị chuyên dụng để đọc, trích xuất dữ liệu.
Nguồn : Internet